5 tips tự học bảng chữ cái tiếng Hàn cho người mới học hiệu quả nhất

Bảng chữ cái tiếng Hàn bao giờ cũng là kiến thức cơ bản, là viên gạch nền móng đầu tiên mà chúng ta cần trang bị để chinh phục ngôn ngữ này. Tiếng Hàn nằm trong top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới nhưng bảng chữ cái của nó lại rất dễ học và bạn hoàn toàn có thể tự học tại nhà. Hãy cùng khám phá ngay 5 tips tự học hiệu quả nhất dưới đây nhé!

Lịch sử ra đời của bảng chữ cái Hàn Quốc

Trước năm 1443, chữ Hán là chữ viết chính tại Hàn Quốc và chỉ có tầng lớp quý tộc vua quan mới được học. Những người dân nghèo lầm than không có tiền đi học thì đều mù chữ. Vì không biết chữ nên mỗi khi có dịch bệnh hoặc có cáo thị từ triều đình gửi xuống, họ không kịp di dời, rất nhiều người phải chết vì dịch bệnh lan rộng.

Cảm thông với nỗi khổ của nhân dân, vua Sejong cùng với một số học giả đã nghiên cứu và sáng tạo ra một loại ngôn ngữ mới với mong muốn bất cứ người dân nào cũng thể học được, góp phần xóa nạn mù chữ.

Cuối năm 1443 – đầu năm 1444, vua Sejong đã hoàn thành hệ thống chữ viết này và ấn bản năm 1446 với tên gọi Huấn dân chính âm (Âm chuẩn để giáo dục dân). Dưới sự phổ cập của vua Sejong, ngôn ngữ này ngày càng phổ biến trong nhân dân và được xem như là chữ quốc ngữ.

Bản chữ cái tiếng Hàn đã trải qua một quá trình phát triển đầy thăng trầm. Có một khoảng thời gian còn bị cấm sử dụng nhưng rồi vẫn phát triển mạnh mẽ và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Năm 1912, Ju Si-gyeong đã đưa ra tên gọi Hangul mới thay thế cho tên gọi cũ Huấn dân chính âm.

Giới thiệu chung về bảng chữ cái tiếng Hàn

Ban đầu, khi mới được sáng tạo ra, bảng chữ cái tiếng Hàn cơ bản có 11 nguyên âm và 17 phụ âm.

Năm 1993, Hangeul – bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc được rút gọn xuống còn 10 nguyên âm và 14 phụ âm. Bên cạnh đó, bảng chữ cái tiếng Hàn chuẩn còn có 11 nguyên âm đôi và 10 phụ âm đôi.

Vua Sejong đã vận dụng thuyết âm dương để xây dựng nên các chữ cái tiếng Hàn với 3 nét cơ bản là ㅇ, ㅡ, ㅣ (dựa trên hình mẫu Thiên, Địa, Nhân):

+ ㅇ: biểu tượng cho trời

+  ㅡ: biểu tượng cho mặt đất

+ ㅣ: biểu tượng cho con người         

Bảng chữ cái tiếng Hàn đã được công nhận là một trong những chữ viết khoa học nhất thế giới. Vào tháng 10 năm 1997, Hangul đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.

Bảng chữ cái tiếng Hàn đầy đủ và cách đọc

Như đã giới thiệu ở trên, bảng chữ cái Hangul gồm có nguyên âm phụ âm tiếng Hàn. Với mong muốn giúp các bạn tự học tiếng Hàn một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, chúng mình không chỉ giới thiệu đến các bạn toàn bộ nguyên âm phụ âm tiếng Hàn mà còn cung cấp trọn bộ bảng chữ cái tiếng Hàn và cách đọc cụ thể.

Bảng nguyên âm tiếng Hàn (21 nguyên âm tiếng Hàn)

STTNguyên âm tiếng HànPhát âmPhiên âm tiếng Việt
1|a|a
2|ya|ya
3|o|o
4|yo|yo
5|ô|ô
6|yô|
7|u|u
8|yu|yu
9|ư|ư
10|i|i
11|a|a
12|ya|ya
13|o|o
14|yo|yo
15|ô|ô
16|yô|
17|u|u
18|yu|yu
19|ư|ư
20|i|i
21|a|a

Khi học tiếng Hàn, đọc luôn đi kèm với viết. Chỉ có như thế bạn mới có thể nhớ được mặt chữ một cách nhanh nhất. Tập viết bảng chữ cái tiếng Hàn với nguyên âm có quy tắc rất đơn giản đó là viết theo chiều từ trên xuống và từ trái qua phải.

Một số lưu ý khi phát âm nguyên âm:

+ ㅏ: Trong mọi trường hợp, ㅏđược phát âm là “a”, kể cả khi ghép với nó là phụ âm “ch” nó cũng không bị biến dạng như tiếng Việt.

Ví dụ: Trong tiếng Việt, “a” ghép với “ch” thành “ach” nhưng trong tiếng Hàn “a” ghép với “ch” lại được đọc là “a”

+ ㅓ: ㅓđược phát âm là “ơ” hoặc “o” tuỳ theo vùng miền/ địa phương, càng lên phía Bắc Hàn Quốc thì ㅓđược phát âm là “o” càng rõ. Trong các từ có kết thúc bằng “ㅓ” thường được đọc là “o” hoặc “ơ” , còn trong các từ có kết thúc bằng 1 phụ âm cũng được đọc là “o” hoặc “ơ” nhưng đôi khi được phát âm gần giống “â” trong tiếng Việt.

Ví dụ : 에서 = ê xơ

안녕 = an nyơng hoặc an nyâng

+ ㅗ: ㅗ được phát âm là “ô” như trong tiếng Việt, nhưng nếu sau “ô” là “k” hoặc “ng” thì được đọc kéo dài hơn một chút.

Ví dụ : 소포 = xô p’ô

항공 = hang kôông

+  ㅜ: ㅜ được phát âm là “u” như trong tiếng Việt, nhưng nếu sau “u” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút.

Ví dụ : 장문 = chang mun

한국 = han kuuk.

+  ㅡ: ㅡ được phát âm như “ư” trong tiếng Việt.

+ ㅣ: ㅣ được phát âm như “i” trong tiếng Việt.

+ ㅔ: ㅔđược phát âm như “ê” trong tiếng Việt nhưng mở hơn một chút.

+ ㅐ: ㅐđược phát âm như “e” trong tiếng Việt nhưng mở hơn nhiều, gần như “a” mà cũng gần như “e”.

Bảng phụ âm tiếng Hàn (19 phụ âm tiếng Hàn)

STTPhụ âm tiếng HànPhát âmPhiên âm tiếng Việt
1|gi yơk|k,g
2|ni ưn|n
3|di gưt|t,d
4|ri ưl|r,l
5|mi ưm|m
6|bi ưp|p,b
7|si ột|s,sh
8|i ưng|ng
9|chi ưt|ch
10|ch`i ưt|ch`
11|khi ưt|kh
12|thi ưt|th
13|phi ưt|ph
14|hi ưt|h
15|sang ki yơk|kk
16|sang di gưt|tt
17|sang si ột|ss
18|sang chi ột|jj
19|sang bi ưp|pp

Lưu ý về cách đọc phụ âm tiếng Hàn: Khi đứng một mình, phụ âm không tạo thành âm mà chỉ khi kết hợp với nguyên âm để tạo thành một âm tiết thì nó mới tạo thành âm đọc.

Cách ghép âm trong tiếng Hàn

Các chữ cái tiếng Hàn được tạo thành bằng cách ghép nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn.

Cách ghép chữ tiếng Hàn có 3 dạng:

+ Dạng 1: Nguyên âm + phụ âm câm ( “ㅇ” là phụ âm câm)

Ví dụ: 아,오,어,에………..

+ Dạng 2: Phụ âm + nguyên âm

Ví dụ: 비,가,나………

+ Dạng 3: Phụ âm + nguyên âm + phụ âm (patchim)

Ví dụ: 말,난,총……

·         Patchim (받침) là các phụ âm ở vị trí cuối cùng.

Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 có phụ âm cuối lần lượt là:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.

·         Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:

STTPhụ âm cuối (Patchim)Phát âm
1ㄱ, ㅋ, ㄲ|-k|
2|-n|
3ㄷ, ㅅ, ㅈ, ㅊ, ㅌ, ㅎ, ㅆ|-t|
4|-l|
5|-m|
6ㅂ,ㅍ|-p|
7 [-ng]

Phát âm tiếng Hàn chuẩn như người bản ngữ với 9 quy tắc

Quy tắc Nối Âm (연음화):

·       Âm tiết thứ nhất kết thúc bằng phụ âm (patchim), âm tiết thứ hai bắt đầu bằng nguyên âm thì ta nối phụ âm của âm tiết thứ nhất vào nguyên âm của âm tiết thứ hai.

·       Âm tiết thứ nhất kết thúc bằng phụ âm đôi, âm tiết thứ hai bắt đầu bằng nguyên âm thì ta nối phụ âm thứ 2 của âm tiết thứ nhất vào nguyên âm của âm tiết thứ hai.

Quy tắc Trọng Âm (경음화):

Âm tiết thứ nhất tận cùng bằng các phụ âm ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㄴ, ㄹ, ㅁ, ㅇ, ㄹ; âm tiết thứ hai bắt đầu bằng các phụ âm ㄱ, ㄷ, ㅂ,ㅅ , ㅈ thì âm tiết thứ hai đọc thành ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ

Quy tắc Biến Âm (자음 동화 – Đồng hóa phụ âm):

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bằng phụ âm ㄱ và âm tiết thứ hai bắt đầu bằng các phụ âm ㄴ, ㅁ thì phụ âmㄱ đọc thành ㅇ.

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bằng phụ âm ㄷ và âm tiết thứ hai bắt đầu bằng các phụ âmㅁ, ㄴ thì phụ âmㄷđọc thành ㄴ.

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bằng phụ âm ㅂ và âm tiết thứ hai bắt đầu bằng các phụ âmㅁ, ㄴ thì phụ âmㅂ đọc thànhㅁ.

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bằng phụ âm ㅇ, ㅁ và âm tiết thứ hai bắt đầu bằng phụ âmㄹthì phụ âmㄹđọc thành ㄴ.

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi phụ âm ㄱvà âm tiết thứ hai bắt đầu bởi phụ âm ㄹ thì âm tiết thứ nhất đọc thành ㅇ và âm tiết thứ hai đọc thành ㄴ.

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi phụ âm ㅂvà âm tiết thứ hai bắt đầu bởi phụ âm ㄹ thì âm tiết thứ nhất đọc thành ㅁ; âm tiết thứ hai đọc thành ㄴ :

Quy tắc Nhũ Âm Hóa (유음화):

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi phụ âm ㄴvà âm tiết thứ hai bắt đầu bởi phụ âm ㄹ thì phụ âm ㄴ đọc thành ㄹ.

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi phụ âmㄹvà âm tiết thứ hai bắt đầu bởi phụ âmㄴthì phụ âm ㄴ đọc thành ㄹ.

Quy tắc Vòm âm Hóa (구개 음화):

Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi các phụ âm ㄷ, ㅌvà âm tiết thứ hai có nguyên âm ㅣ(이) thì âm nối đọc thành ㅈ,ㅊ.

Giản Lược “ㅎ” ( ‘ㅎ’ 탈락):

Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi phụ âm ㅎvà âm tiết thứ hai bắt đầu bởi nguyên âm thìㅎ trở thành âm câm.

Âm Bật Hơi 격음화):

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi các phụ âm ㄱ, ㄷ và âm tiết thứ hai bắt đầu bởi phụ âm ㅎ thì phụ âm ㅎđọc thành ㅋ,ㅌ:

·       Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi phụ âm ㅎvà âm tiết thứ hai bắt đầu bởi các phụ âm ㄱ, ㄷthì phụ âm ㄱ, ㄷ đọc thành ㅋ,ㅌ :

Cách Đọc “의” (‘의’ 발음):

·        Nguyên âm “의” khi đứng ở vị trí đầu âm tiết thứ nhất thì được đọc thành 의 /ưi.

·        Nguyên âm “의” khi đứng ở vị trí âm tiết thứ hai thì được đọc thành 이 /i/.

·        Khi의 đóng vai trò là trợ từ sở hữu thì được đọc thành 에 /ê.

Nhấn Âm:

Âm tiết thứ nhất tận cùng bởi nguyên âm (không có patchim) và âm tiết thứ hai bắt đầu bởi các phụ âm kép ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ thì ta xuống giọng ở âm tiết thứ nhất và nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai.

Cách viết tên bằng tiếng Hàn

Sau khi học bảng chữ cái tiếng Hàn, có rất nhiều bạn thắc mắc, không biết dịch tên tiếng Việt sang tiếng Hàn chuẩn là gì. Vì vậy, trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài cách dịch tên Việt sang Hàn đơn giản.

Cách thứ nhất: Tải các phần mềm dịch tên sang tiếng Hàn về điện thoại/ máy tính. Sau khi cài đặt phần mềm thành công, bạn chỉ cần gõ tên tiếng Việt của mình vào là hệ thống sẽ tự động dịch sang tiếng Hàn.

Cách thứ hai: Tra họ tên của bạn theo bảng dịch tên tiếng Việt sang tiếng Hàn trong bài viết tên tiếng Hàn của bạn là gì đã được chúng mình giới thiệu.

5 tips tự học bảng chữ cái tiếng Hàn cho người mới học hiệu quả nhất

Học chữ cái tiếng Hàn qua bài hát

Có thể bạn không tin nhưng một trong những cách học bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh nhất là học qua video, clip, bài hát. Bài hát thiếu nhi Katana sẽ là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Trong bài hát, các chữ cái tiếng Hàn được phổ thành nhạc với giai điệu vui nhộn, dễ nhớ, dễ học.

Đây chắc chắn là một cách học vừa thú vị, hấp dẫn vừa giúp bạn nhớ bảng chữ cái tiếng Hàn và cách phát âm hiệu quả đấy nhé!

Học bảng chữ cái tiếng Hàn dịch sang tiếng Việt qua flashcard

Học ngoại ngữ bằng flashcard là một hình thức học rất phổ biến. Theo phương pháp này, những chữ cái tiếng Hàn được viết lên các tấm thẻ cứng kèm theo hình ảnh minh họa, phiên âm, cách đọc,…

Khi chọn mua flashcard tiếng Hàn, bạn nhớ chọn mua loại có đầy đủ bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc và cách đọc, bảng phiên âm tiếng Hàn sang tiếng Việt, hình ảnh minh họa để giúp ích tốt nhất cho việc học.

Sử dụng bộ gõ bảng chữ cái tiếng Hàn trên điện thoại

Sở hữu một chiếc smartphone trong tay không còn là điều quá xa xỉ với chúng ta. Với hàng loạt tiện ích thông minh, smartphone có thể là một cách tay phải đắc lực hỗ trợ bạn học bảng chữ cái tiếng Hàn và cách ghép chữ.

Tuy nhiên, không phải điện thoại nào cũng có sẵn bộ gõ tiếng Hàn nên trước hết bạn cần tải bảng chữ cái tiếng Hàn nói riêng và bộ gõ tiếng Hàn nói chung xuống máy trước khi sử dụng. Nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ bộ gõ thì hãy cài đặt bằng các ứng dụng gõ tiếng Hàn, tốt nhất là tìm các ứng dụng có bảng chữ cái tiếng Hàn dịch ra tiếng Việt. Bởi vì khi mới học, chúng ta có thể chưa nhớ hết được mặt chữ.

Học đi đôi với hành: vừa đọc vừa viết kèm ví dụ minh họa

Khi học bảng chữ cái tiếng Hàn và phiên âm các bạn nên kết hợp 2 phương pháp không bao giờ lỗi thời đó là lý thuyết đan xen thực hành. Có nghĩa là, bạn học cách đọc và viết tiếng Hàn đan xen nhau, vừa đọc vừa viết sẽ giúp bạn nhớ nhanh hơn rất nhiều đấy.

Đặc biệt, khi học cách ghép âm tiếng Hàn, dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt, chuyển đổi tiếng Việt sang tiếng Hàn, bạn cần đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể kèm theo và luôn luôn đưa ra các câu hỏi hai chiều, ngược nhau. Chẳng hạn như ghép chữ tiếng Hàn Quốc anh nhớ em như thế nào, em nhớ anh dịch sang tiếng Hàn là gì?,…

Học chữ Hàn Quốc với những người bạn cùng chung chí hướng

Tục ngữ Việt Nam có câu “Học thầy không tày học bạn” nên có một người bạn cùng học tiếng Hàn luôn là một lợi thế rất lớn. Chúng ta sẽ cùng học, cùng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ: soát cho nhau từ cách đọc bảng chữ cái tiếng Hàn đến cách ghép chữ, đặt câu,…

Trên đây là toàn bộ thông tin về bảng chữ cái tiếng Hàn và một số vấn đề liên quan. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn có thể chinh phục được tiếng Hàn một cách nhanh chóng.

Leave a Comment