dai-su-quan-va-lanh-su-quan-la-gi

Xin thị thực là bước chuẩn bị bắt buộc trước khi bạn đến bất kì một quốc gia nào. Để xin thị thực, bạn cần nộp hồ sơ visa đến Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của quốc gia đó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán là gì và có chức năng thẩm quyền như thế nào. Ở bài viết dưới đây, chúng mính sẽ gửi đến các bạn những định nghĩa và thông tin đầy đủ để các bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán là gì và chức năng thẩm quyền tương ứng của mỗi cơ quan.

Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán là gì?

Đại Sứ Quán là gì?

Đại Sứ Quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia được đặt tại một quốc gia khác. Đại Sứ Quán được thiết lập khi hai nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Trụ sở của Đại Sứ Quán luôn được đặt tại thủ đô của quốc gia. Vì vậy, tất cả quốc gia khác có Đại Sứ Quán tại Việt Nam đều đóng ở Hà Nội và ngược lại, Đại Sứ Quán của Việt nam cũng luôn được đặt tại thủ đô của nước bạn.

Đại Sứ Quán phụ trách hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự. Chính vì vậy, trong Đại Sứ Quán cũng được chia ra thành các cơ quan thực hiện chức năng chuyên trách theo từng mảng quản lý.

Các chức năng chính của Đại Sứ Quán có thể kể đến như: cung cấp thông tin liên lạc cho công dân nước mình đang sinh sống, học tập tại nước sở tại; xử lý và tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy tờ và các thủ tục cần thiết cho công dân nước mình tại nước sở tại; bảo hộ quyền lợi và an ninh an toàn cho công dân nước mình ở nước sở tại; quảng bá hình ảnh đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa với các nước bạn… Đặc biệt, với các du học sinh, Đại Sứ Quán còn là nơi cung cấp các cơ hội việc làm, hỗ trợ giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình về du học, học bổng cho các cấp học…

dai-su-quan-va-lanh-su-quan-la-gi

Bộ máy tổ chức của Đại Sứ Quán bao gồm người đứng đầu Đại Sứ Quán là đại sứ, tiếp đó là tham tán, bí thư, tùy viên… Trong đó, đại sứ là gì? Đại sứ là cấp bậc ngoại giao cao nhất của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Đại Sứ có một số chức năng và thẩm quyền sau: có trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại về các vấn đề liên quan; thay mặt Chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng và có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, chính trị, văn hóa… Do đó, người dân tìm đến Đại Sứ Quán, chủ yếu là xin cấp Thị thực (Visa) để đi tới quốc gia mà Đại Sứ Quán đó phụ trách.

Lãnh Sự Quán là gì?

Lãnh Sự Quán là gì hay Tổng Lãnh Sự Quán là gì? Lãnh Sự Quán nằm trong danh sách các cơ quan lãnh sự theo định nghĩa tại Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963. “Cơ quan lãnh sự” có nghĩa là Tổng Lãnh Sự Quán, Lãnh Sự Quán, Phó Lãnh Sự Quán hay Đại lý Lãnh Sự Quán.

Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một quốc gia được đặt tại thành phố của một quốc gia khác, phụ trách một vùng nào đó. Cơ cấu tổ chức của Lãnh Sự Quán gồm người đứng đầu tổng Lãnh Sự Quán là tổng lãnh sự, tiếp đó là phó tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự, tùy viên…

Lãnh Sự Quán được thành lập (sau Đại Sứ Quán) khi quan hệ hợp tác giữa hai nước đạt đến một mức nhất định nào đó và cần thiết có thêm vai trò của Lãnh Sự Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý… 

Ở Việt Nam, nhiều quốc gia chỉ có trụ sở Đại Sứ Quán đặt tại Thủ đô Hà Nội mà không có Lãnh Sự Quán tại các thành phố lớn khác. Ngoài ra, các quốc gia có quan hệ hợp tác mật thiết với Việt Nam như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… có đủ cả hai cơ quan chức năng là Đại Sứ Quán tại Hà Nội và Lãnh Sự Quán tại TP. HCM, Đà Nẵng. 

Các chức năng lãnh sự bao gồm:

a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;

b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;

c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;

d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;

e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;

f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;

i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước gửi trước toà án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;

j) Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các tòa án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;

k) Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;

l) Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;

m) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.

Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Thành phố Hà Nội

  • Công việc phụ trách: Liên hệ công tác thuộc mảng chính trị và kinh tế.
  • Trụ sở chính:
    • Từ ngày 8/4/2019, Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Hà Nội đã chuyển về trụ sở chính mới:
    • Địa chỉ: Lô SQ4, Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Đường Đỗ Nhuận, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84-24-3831-5111~6
  • E-mail: korembviet@mofa.go.kr

Phòng Lãnh sự Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Thành phố Hà Nội (Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại TP Hà Nội)

  • Công việc phụ trách: Xin cấp VISA Hàn Quốc và xin cấp các giấy tờ Hàn Quốc, làm hợp pháp hóa lãnh sự, xử lý các vấn đề liên quan tới hộ chiếu của người Hàn Quốc.
  • Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Charmvit, 117, Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Số điện thoại: 84-24-3771-0404
  • E-mail: embkrvn@mofa.go.kr (tiếp nhận giải quyết về VISA, thủ tục nhập cảnh Hàn Quốc)
  • Thời gian làm việc: Từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều, các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của Việt Nam và của Hàn Quốc).

Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trụ sở chính:
    • 107 Đường Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. (đối diện tòa soạn báo Công an Thành phố, nằm gần Dinh Độc Lập và Chợ Bến Thành).
  • Số điện thoại:
    • Số tổng đài : +84-(0)28-3822-5757 (trả lời tự động)
    • Số nhân viên tổng đài trực: +84-(0)28-3824-8531~4
    • Phòng Visa : +84-(0)28-3824-3311

Phòng Lãnh sự Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại TPHCM)

  • Công việc phụ trách: Xin cấp visa và các loại giấy tờ của Hàn Quốc, làm hợp pháp hóa lãnh sự và các vấn đề liên quan tới xuất, nhập cảnh. 
  • Địa chỉ: Tòa tháp Vietcombank Tower, Tầng 6, Số 5 Quảng Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.
  • Phòng Hộ chiếu/ Hợp pháp hóa Lãnh sự: +84-(0)28-3829-1207
  • Phòng Visa: +84-(0)28-3823-0251
  • E-Mail: hcm02@mofa.go.kr 
  • Số Điện Thoại Khẩn Cấp: +84-93-850-0238
  • Web: visaforkorea-hc.com 

Thời gian làm việc của tất cả các cơ quan: 09:00 – 12:00, 13:30 – 17:00, các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của Việt Nam và của Hàn Quốc). 

Lưu ý: Bạn bắt buộc phải truy cập vào website của Đại Sứ Quán Hàn Quốc và đặt lịch online trước thì nộp hồ sơ xin cấp visa Hàn Quốc sau giờ hành chính vào các ngày thứ 3 và thứ 5 (đến 18:30) mới được chấp nhận.

Các ngày nghỉ lễ chính thức của Hàn Quốc

  • 1/1 (lịch dương): Tết dương lịch
  • 1/1 (lịch âm): Tết Nguyên Đán – Tết âm lịch
  • 1/3:  Ngày Độc lập Hàn Quốc
  • 8/4 (lịch âm): Lễ Phật Đản
  • 5/5: Ngày Thiếu nhi
  • 6/6: Ngày Tưởng niệm
  • 15/8: Ngày Giải phóng
  • 15/8 (lịch âm): Tết Trung thu (Tết Chuseok)
  • 3/10: Ngày Lập quốc
  • 9/10: Ngày Hàn văn
  • 25/12: Lễ Giáng sinh

Một số thuật ngữ chuyên ngành

  • Đại Sứ Quán tiếng Anh là gì?: Embassy
  • Tổng Lãnh Sự Quán tiếng Anh là gì?: Consulate
  • Đại Sứ Quán Pháp tiếng Anh là gì?: French Embassy
  • Đại Sứ Quán Hàn Quốc tiếng Anh là gì?: Korean Embassy
  • Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền tiếng Anh là gì?: Ambassador Extraordinary And Plenipotentiary
  • Foreign Office: Bộ ngoại giao
  • Diplomatic: Ngoại giao
  • Ministerial Meeting: Hội nghị Bộ trưởng
  • International Conference: Hội nghị Quốc tế
  • Agreement: Hiệp định
  • Treaty: Hiệp ước
  • Preliminary Agreement: Hiệp định sơ bộ
  • Resolution: Nghị quyết
  • Clause: Điều khoản
  • Protocol: Nghị định thư
  • Stipulation: Điều quy định
  • Ambassador: Đại sứ
  • Alliance: Khối liên minh, khối đồng minh
  • Collaboration: Sự cộng tác
  • Conciliatory: Hòa giải
  • Commerce: Thương mại, sự giao thiệp
  • Convention: Hội nghị, hiệp định, sự thỏa thuận
  • Cooperation in all fields: Hợp tác về mọi mặt

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về Lãnh Sự Quán và Đại Sứ Quán là gì, chức năng thẩm quyền tương ứng và danh sách địa chỉ các Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán của các nước tại Việt Nam mà chúng mình muốn đem đến cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đừng ngại ngần để lại bình luận phía dưới để cùng thảo luận nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây